Trong 1 tiết dạy ( 45 phút)
hay trong 1 buổi dạy vài tiết, thì nội dụng dạy học đóng vai trò quan trọng nhất
của buổi dạy / tiết dạy. Cho dù, có rất nhiều điều để người dạy chia sẻ, trao đổi,
kể cả những chuyện “ngoài lề”. Nhưng, nội dung dạy học là cần thiết nhất. Người
học cũng cần nội dung học tập vì thông tin khác, họ có thể tìm ở các nguồn khác
nhau.
Với bài dạy lý thuyết, nội
dung chắc chắn là những thông tin, kiến thức. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp,
lý thuyết của nghề là phần quan trọng mà người học phải học. Khi chuẩn bị nội
dung bài dạy lý thuyết, người dạy cần lưu ý:
1. Thuộc chương
trình môn học: Như vậy, nội dung lý thuyết phải gắn với
chương trình đào tạo, môn học. Mỗi nghề sẽ có kiến thức lý thuyết khác nhau. Cho
nên, không thể lấy kiến thức nghề này để dạy cho học sinh học nghề khác.
2. Nội dung
phù hợp: Ở đây, phù hợp với năng lực người học. Người dạy với
năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm, sẽ xác định được kiến thức nào phù hợp.
Người dạy biến khó thành dễ để người học tiếp thu, áp dụng.
3. Khoa học
và thực tế: Giáo dục hay Giáo dục nghề nghiệp chính là
khoa học. Đó là Khoa học giáo dục hay Khoa học Giáo dục nghề nghiệp. Như vậy, lý
thuyết cũng đã được đúc kết qua thời gian. Bên cạnh đó, lý thuyết cũng cần gắn
với thực tế. Trong Giáo dục nghề nghiệp, nếu lý thuyết hàn lâm thì người học sẽ
không quan tâm khi học tập.
4. Gắn với mục
tiêu: Cho dù là loại bài dạy nào thì phải gắn với mục tiêu
của bài dạy. Như vậy, người dạy cần chuẩn bị kỹ nội dung, mục tiêu và hướng người
học tích cực, cố gắng để có thể đạt được mục tiêu tiết học, buổi học.
5. Ngắn gọn,
chính xác, đủ nội dung: Một ngày có 24 giờ và người học có quá
nhiều điều phải quan tâm. Nếu nội dung dạy học không được cô đọng, chắt lọc thì
sẽ khó thu hút được chú ý của người học. Bên cạnh đó, nội dung phải chính xác vì
đó là học thuật. Nội dung cũng cần đầy đủ vì nếu thiếu hụt, “chắp vá” thì sẽ rất
khó để có kết quả trong học tập.
Hiện nay, lý thuyết trong
lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp “rơi” vào các môn học chung, bắt buộc và phần lý
thuyết trong những mô đun thực hành nghề. Khi đã có kiến thức, việc học tiếp để
có kỹ năng sẽ dễ dàng hơn. Học lý thuyết, có khả năng tư duy, tính toán, áp dụng
vào thực hành và thực tế nghề nghiệp là điều mà mỗi người học nói chung, học
nghề nói riêng cần phải có. Để học tiếp, học liên thông, lý thuyết cũng luôn đi
cùng với mỗi người trong quá trình học tập.
Vui lòng xem Video Clip tại đây:
https://www.youtube.com/watch?v=aA0CWOoK2ho&t=241s
Nhận xét
Đăng nhận xét