Khi chuẩn bị dạy học, người
dạy cần quan tâm đến các thành tố trong dạy học. Người dạy cần định hình, chuẩn
bị các thành tố này để triển khai dạy học đạt hiệu quả. Trong lĩnh vực Giáo dục
nghề nghiệp cũng vậy.
Vậy, các thành tố đó là gì?
1. Mục tiêu:
người dạy thiết lập mục tiêu dạy học, gắn kết với năng lực của người học, đảm bảo
tính vừa sức, hợp lý, để người học có thể đạt được sau khi hoàn thành giờ học /
bài học. Mục tiêu cần cụ thể; có thể đo lường được; khả thi; có khả năng đạt được
và có giới hạn về thời gian.
2. Nội dung: đây
là thành tố quan trọng trong giờ dạy. Cho dù có những thông tin bên lề, thì trọng
tâm chính, nội dung chính vẫn phải có. Nội dung dạy học thuộc chương trình môn
học hoặc mô đun. Sau 1 giờ học, người học phải thu nhận được những nội dung chuyên
môn, liên quan đến nghề nghiệp.
3. Phương
pháp dạy học: hiện nay, có rất nhiều phương pháp dạy học.
Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp, phương pháp dạy học được chuyển thành hoạt
động dạy học. Trọng tâm chính của hoạt động dạy nghề là thao tác mẫu của người
dạy; Trọng tâm chính của hoạt động học nghề là thực hành của người học.
4. Phương
tiện dạy học: dạy nghề và học nghề gắn với thực hành, thực
tập. Cho nên, cần phải có đồ dùng, phương tiện, trang thiết bị dạy học. Chính vì
vậy, người dạy không chỉ chuẩn bị phấn, bảng, mà còn là vật tư, máy móc, nhà xưởng;…
5. Hình thức
tổ chức dạy học:
- Phần lý thuyết: tập
trung cả nhóm / cả lớp
- Phần thực hành: luyện tập
cá nhân
- Phần tổng kết: tập
trung cả nhóm / cả lớp
Dù thế nào cũng cần phải để
người học được thực hành cá nhân. Qua đó, người học có thể hình thành được kỹ năng
nghề nghiệp.
6. Kiểm tra,
đánh giá:
Người học cần chuẩn bị các
câu hỏi trắc nghiệm để tổ chức kiểm tra lý thuyết (kiến thức). Việc kiểm tra, đánh
giá thực hành sẽ thông qua bài tập / sản phẩm. Nhận xét thái độ của người học
qua quá trình luyện tập, thực hành.
Vui lòng xem Video Clip tại đây:
https://www.youtube.com/watch?v=lGcIwOJY1Q0
Nhận xét
Đăng nhận xét