Trong lĩnh vực Giáo dục
nghề nghiệp, bài thực hành và thực hành / thực tập đóng 1 vai trò rất quan trọng.
Người học thực hành, thực tập để giải quyết các công việc trong chương trình học,
gắn với thực tế nghề nghiệp và hình thành kỹ năng. Từ đó, người học có thể giải
quyết được các công việc sau khi tốt nghiệp.
Thời gian thực hành và thực
tập trong 1 chương trình đào tạo bậc trung cấp hoặc cao đẳng chiếm khoảng 70%
thời gian. Như vậy, người học có khá nhiều thời gian để thực hành từ cơ bản đến
nâng cao và thực tập tại doanh nghiệp để có tay nghề (kỹ năng nghề). 30% thời
gian còn lại là học lý thuyết.
Vậy, bài thực hành trong đào
tạo nghề gồm những loại bài nào và người dạy cần quan tâm điều gì với bài thực
hành?
1. Bài thực
hành cơ bản; nâng cao; sản xuất; luyện tập riêng:
Ngoài những bài thực hành để giải quyết công việc cơ bản, công việc nâng cao, còn
có những bài thực tập sản xuất (gắn kết với sản xuất, tạo ra sản phẩm thực tế).
Bên cạnh đó, bài luyện tập riêng là những bài tập để người học luyện tập nhiều
lần, cho đến khi đạt được kỹ năng. Hoặc, những bài tập nâng cao để bồi dưỡng HSSV
thi kỹ năng nghề các cấp.
2. Người dạy
cần quan tâm gì với bài thực hành? Bài
thực hành phải có 3 phần:
- Hướng dẫn ban đầu: người
dạy sẽ giới thiệu quy trình để giải quyết 1 công việc. Phần lý thuyết đã được học
trước. Trong phần này, người dạy sẽ thao tác mẫu để người học quan sát, trao đổi.
Giai đoạn này, vai trò của người dạy rất quan trọng và năng lực giảng dạy, năng
lực chuyên môn của người dạy cũng được đánh giá trong giai đoạn này. Ngoài ra,
người dạy cũng giới thiệu các sai phạm thường gặp để người học có thể tránh khi
tham gia thực hành.
- Hướng dẫn
thường xuyên: trong giai đoạn này, người học sẽ thực hành
theo quy trình để giải quyết công việc. Và, người dạy sẽ là người quan sát, uốn
nắn thao tác, hỗ trợ cho người học trong suốt quá trình luyện tập. Thời gian để
người học thực hành trong giai đoạn này cũng là thời gian nhiều nhất.
- Hướng dẫn
kết thúc: lúc này, người dạy sẽ là người đánh giá, nhận xét và
tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn người học tự học.
Bài thực hành là bài không
thể thiếu trong chương trình đào tạo nghề nghiệp hiện nay. Chỉ có thực hành, người
học mới có kỹ năng nghề nghiệp.
Vui lòng xem Video Clip tại đây:
https://www.youtube.com/watch?v=1HvPg9cxDi4&t=560s
Nhận xét
Đăng nhận xét