Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2021

YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI DẠY

Dù là thời đại 4.0 thì vai trò của người dạy vẫn không mất đi. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp, rất cần đến người dạy để hướng dẫn, hỗ trợ người học thực hành, thực tập. 1. Kiến thức về GDNN: người dạy cần có kiến thức chung về lĩnh vực này. Đó vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền lợi. Và, khi có thông tin, kiến thức, người dạy sẽ chia sẻ cho người học. 2. Thông tin về trường, về nghề: Người dạy không chỉ là người đi dạy mà còn là người phải có trách nhiệm gắn kết với nhà trường. Chính vì vậy, người dạy cần có thông tin rõ ràng về trường, về nghề để cùng trao đổi, chia sẻ. 3. Chương trình đào tạo: khi tham gia giảng dạy, người dạy cần chuẩn bị. Và để chuẩn bị tốt thì phải có thông tin. Dạy nghề gì, môn học nào, mô đun gì,…đều cần phải quan tâm đến chương trình đào tạo của nhà trường. 4. Người học: hiện nay, người học là khách hàng. Vì vậy, việc quan tâm, tìm hiểu, xác định được năng lực của họ là việc rất cần thiết. Chỉ khi nào hiểu rõ thì mới có thể thiết kế bài giảng phù hợp...

CHUẨN BỊ DẠY HỌC

Để chuẩn bị dạy học, người dạy cần rất nhiều thời gian, công sức và kể cả tài chính. Đây là công việc cực kỳ quan trọng mà mỗi người dạy cần nghiêm túc thực hiện để việc giảng dạy được thành công. Trong hồ sơ bài dạy cho 1 buổi lên lớp, người dạy cần chuẩn bị: 1. Giáo án: - Biên soạn theo mẫu và loại bài dạy nào, soạn giáo án đó. - Cần xem các lưu ý khi soạn giáo án và chú ý đến việc soạn giáo án hiệu quả. 2. Đề cương bài giảng: - Dựa theo chương trình mô đun / môn học và giáo trình. - Cần ngắn gọn, cô đọng và là những điểm cốt lõi nhất để có thể ghi nhớ, áp dụng. 3. Tài liệu phát tay: - Chuẩn bị trên giấy A 4 với thông tin, hình ảnh rõ ràng. - Cung cấp đúng lúc, hợp lý, để học tập và lưu trữ. 4. Bảng biểu: - Nên trình bày trên giấy A 0 với thông tin, hình ảnh rõ, ngắn gọn. - Sử dụng hợp lý khi giảng dạy. 5. Thiết bị dạy học: - Chuẩn bị trước, có dự trù các tình huống sư phạm có thể xảy ra. - Áp dụng hợp lý, đúng lúc, đúng chỗ, vừa đủ trong giảng dạy. ...

CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA

Kiểm tra, đánh giá trong giáo dục là hoạt động cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp, người học cần phải thực hiện các bài kiểm tra và người dạy đánh giá. Qua kiểm tra, đánh giá, người học có thể xác định được năng lực học tập của bản thân; người dạy cũng có thể điều chỉnh để hoạt động dạy học đạt kết quả. 1. Kiểm tra viết: người học sẽ học bài lý thuyết và phần lý thuyết liên quan của bài tích hợp. Cho nên, cần có bài kiểm tra lý thuyết để đánh giá khả năng về kiến thức của người học. Phần kiểm tra này có thể là kiểm tra theo hình thức tự luận hoặc bằng câu hỏi trắc nghiệm. Người dạy đánh giá bài kiểm tra lý thuyết và khi người học đạt, thì có thể kết luận đạt được thành tố mục tiêu về kiến thức. 2. Kiểm tra vấn đáp: trong tình hình dịch bệnh, việc dạy lý thuyết có thể diễn ra bằng hình thức dạy học trực tuyến. Vì vậy, việc đánh giá kiến thức của người học cũng có thể thực hiện bằng phương pháp vấn đáp. Qua hoạt động vấn đáp, người d...

YÊU CẦU ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Đồ dùng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện dạy học,…đóng vai trò quan trọng trong dạy học ở lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp. Dạy học trong lĩnh vực này chủ yếu là thực hành, thực tập để hình thành kỹ năng. Vì vậy, nếu chỉ có bảng và phấn thì khó đạt được mục tiêu đã đề ra. Để có phương tiện dạy học tốt, ổn định,…thì cần phải có sự chuẩn bị từ người dạy trước buổi học. Khi đã có sự chuẩn bị kỹ càng thì thời gian lên lớp của người dạy sẽ thoải mái, nhẹ nhàng hơn. Chuẩn bị kỹ thì xem như đã thành công được 50%. Các lưu ý đối với phương tiện dạy học: 1. Tính khoa học sư phạm: lĩnh vực Sư phạm Giáo dục nghề nghiệp chắc chắn là lĩnh vực sư phạm. Nhưng, bên cạnh đó, cần phải gắn kết với khoa học, vì dạy nghề và học nghề gắn kết với kỹ thuật, công nghệ,... 2. Tính nhân trắc học: dạy học luôn gắn kết với con người / người học. Cho nên, đồ dùng dạy học cũng cần có sự gắn kết đó để phù hợp với phòng học, với người dạy, người học. Hiện nay, đồ dùng dạy học cũng không còn nặng nề, thô cứn...

CÁC THÀNH TỐ TRONG DẠY HỌC

Khi chuẩn bị dạy học, người dạy cần quan tâm đến các thành tố trong dạy học. Người dạy cần định hình, chuẩn bị các thành tố này để triển khai dạy học đạt hiệu quả. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp cũng vậy. Vậy, các thành tố đó là gì? 1. Mục tiêu: người dạy thiết lập mục tiêu dạy học, gắn kết với năng lực của người học, đảm bảo tính vừa sức, hợp lý, để người học có thể đạt được sau khi hoàn thành giờ học / bài học. Mục tiêu cần cụ thể; có thể đo lường được; khả thi; có khả năng đạt được và có giới hạn về thời gian. 2. Nội dung: đây là thành tố quan trọng trong giờ dạy. Cho dù có những thông tin bên lề, thì trọng tâm chính, nội dung chính vẫn phải có. Nội dung dạy học thuộc chương trình môn học hoặc mô đun. Sau 1 giờ học, người học phải thu nhận được những nội dung chuyên môn, liên quan đến nghề nghiệp. 3. Phương pháp dạy học: hiện nay, có rất nhiều phương pháp dạy học. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp, phương pháp dạy học được chuyển thành hoạt động dạy học. Trọng tâm ...

VIẾT MỤC TIÊU VỀ THÁI ĐỘ

Cho dù là giáo án nào trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thì cũng đều phải có thành tố mục tiêu về thái độ. Những năm gần đây, thành tố “thái độ” được chuyển thành thành tố “năng lực tự chủ và trách nhiệm”. Như vậy, người dạy xây dựng mục tiêu và mong muốn người học đạt được sau buổi học / giờ học. Sau khi học xong giờ học đó, người học có được kỹ năng “mềm” nào, ngoài kỹ năng “cứng” là kỹ năng nghề nghiệp / kỹ năng chuyên môn? Để viết mục tiêu cho thành tố này cũng phải bắt đầu bằng động từ cụ thể, không chung chung. Các động từ thường dùng là: 1. Chấp nhận; Tuân thủ; Lắng nghe: như vậy, trong quá trình học tập, người học cần phải tuân thủ việc thực hiện quy trình thực hành. Bên cạnh đó, có thể là, chấp hành các quy định về vệ sinh công nghiệp; an toàn lao động; an toàn vệ sinh thực phẩm;…Kỹ năng lắng nghe cũng là kỹ năng không thể thiếu với mỗi bạn trẻ. Lắng nghe để hiểu, để làm, để thành công. 2. Phối hợp; Tán thành; Bày tỏ: trong quá trình thực hiện công việc, người học kh...

VIẾT MỤC TIÊU VỀ KỸ NĂNG

Dạy nghề và học nghề gắn liền với kỹ năng và kỹ xảo. Người dạy cần có kỹ năng (và cao hơn nữa là kỹ xảo) để huấn luyện, hướng dẫn cho người học thực hành. Người học thực hành, thực tập để có được kỹ năng nghề (tay nghề). Với bài dạy thực hành và tích hợp, người học phải thực hành. Chính vì vậy, khi viết mục tiêu cho 2 loại bài dạy này, cần phải có thành tố về kỹ năng. Và, nó cũng phải bắt đầu bằng động từ hành động, cụ thể. 1. Ở mức độ đầu tiên khi thực hành, người học bắt chước , thực hành lại theo quy trình mà người dạy đã cung cấp, đã thao tác mẫu. Các động từ có thể dùng khi viết mục tiêu cho thành tố kỹ năng, ở cấp độ này là: Sao chép; Làm theo; Lập lại. 2. Khi mong muốn người học hoàn thành công việc như đã chỉ dẫn, người dạy cũng cần thiết lập mục tiêu về kỹ năng cho bài dạy / công việc. Đầu bài dạy, người dạy nêu kỳ vọng, đề ra mục tiêu và mong muốn người học đạt được. Nó thể hiện bằng các động từ: Thực hiện; Thi hành; Tái hiện lại; Làm được. 3. Nếu chỉ làm được là chư...

VIẾT MỤC TIÊU VỀ KIẾN THỨC

Mục tiêu của tiết dạy / giờ dạy / bài dạy trong lĩnh vực giáo dục thường gồm 3 thành tố: Kiến thức; Kỹ năng; Năng lực tự chủ và trách nhiệm. Khi viết mục tiêu cho thành tố kiến thức (lý thuyết), không nên dùng những từ / cụm từ, như: Hiểu; Biết; Nắm vững; Quán triệt. Những từ / cụm từ này rất chung chung, mơ hồ, trong khi đó, dạy nghề và học nghề luôn gắn với hành động rõ ràng, cụ thể. Cho nên: 1. Khi cần người học nhắc lại thông tin, người dạy nên dùng các động từ sau để viết mục tiêu: Mô tả; Liệt kê; Định nghĩa; Trình bày; Kể lại. 2. Khi cần diễn giải, người dạy nên yêu cầu ở người học: Giải thích; Lựa chọn; Tóm tắt; Sắp xếp; Tổng kết. 3. Khi cần người học giải quyết các vấn đề, người dạy nên dùng các động từ: Vận dụng; Tính toán; Chứng minh; Phân biệt; Phát họa. 4. Khi cần nêu mối liên hệ, người dạy nên viết mục tiêu ở thành tố kiến thức với một trong các động từ nên bắt đầu: So sánh; Lý giải; Suy luận; Thẩm định; Kết nối. 5. Khi cần người học đánh giá, người dạy nên...

LƯU Ý KHI SOẠN GIÁO ÁN

Để biên soạn giáo án, xây dựng tiến trình lên lớp, người dạy cần phải chuẩn bị rất nhiều và việc thiết kế giáo án cũng có những lưu ý. Cụ thể như sau: 1. Soạn theo mẫu: nhiều học viên khi học nghiệp vụ sư phạm với mong muốn trở thành nhà giáo giáo dục nghề nghiệp đã không chú ý việc này. Khi soạn giáo án tích hợp nhưng lại lấy mẫu giáo án thực hành, và ngược lại. 2. Tên bài chính là tên công việc: bài dạy thực hành hay tích hợp là hướng dẫn để giải quyết công việc, vì vậy, tên bài cũng chính là tên công việc. 3. Phải bắt đầu bằng động từ cụ thể: với tên bài dạy lý thuyết, có thể là danh từ hoặc động từ. Nhưng, với bài dạy tích hợp và thực hành, tên bài phải bắt đầu bằng động từ cụ thể, rõ ràng. 4. Không dùng văn nói khi biên soạn giáo án: trong quá trình giảng dạy, người dạy trao đổi với người học bằng lời nói, hướng dẫn thực hành thông qua hành động. Nhưng, trong giáo án, chỉ nên có những cụm động từ, cụm danh từ ngắn gọn. 5. Các thành tố khi viết mục tiêu: với bài dạy...

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Giáo án trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp phải thể hiện được hoạt động dạy và học cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn. Dạy nghề và học nghề hướng đến hành động, giải quyết từng công việc. Cho nên, hoạt động trong dạy học là không thể thiếu. Bên cạnh đó, không chỉ là những hoạt động đơn điệu, nhàm chán và chỉ có vài hoạt động trong cả 1 buổi dạy. 1. Để dạy học nói chung và dạy học trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp nói riêng, cần phải có phương pháp dạy học. Tuy nhiên, khi đưa vào giáo án, phương pháp dạy học trở thành hoạt động dạy học . Nếu như phương pháp dạy học là thuyết trình thì hoạt động dạy học ở đây là trình bày, là nêu vấn đề,… 2. Vì không dùng tên các phương pháp dạy học “thô” nên sẽ không ghi “thuyết trình”; “đàm thoại”; “thị phạm”; “phát vấn” vào giáo án . Người dạy sẽ phải chuyển tên những phương pháp “thô” này thành hoạt động. Nếu “phát vấn” thì hoạt động dạy học sẽ là: nêu câu hỏi (hoạt động của người dạy) và trả lời câu hỏi (hoạt động của người học). 3. Không liên tục ...

GIÁO ÁN HIỆU QUẢ

Là giáo viên thì phải soạn giáo án, chuẩn bị bài dạy trước khi lên lớp. Nhà giáo trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp cũng không ngoại lệ. Khi đã chuẩn bị thì sẽ tự tin và thành công sẽ đến. Giáo án không phải soạn để đối phó, “cho có”, “cho xong”, mà cần sự đầu tư, suy nghĩ, định hình ra việc dạy học trước khi giờ học diễn ra. Giờ học sẽ hiệu quả khi việc chuẩn bị có đầu tư. Để có 1 giáo án hiệu quả, người dạy cần lưu ý: 1. Mục tiêu của bài: thiết lập mục tiêu phù hợp, rõ ràng, cụ thể, vừa sức với người học và đây là mục tiêu việc cho người học. 2. Phương tiện dạy học: trong giáo dục nghề nghiệp, nếu chỉ có bảng đen / bảng xanh với phấn viết là chưa đủ. Người dạy cần quan tâm đến phương tiện dạy học, chuẩn bị, đưa vào giáo án, sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, hợp lý. 3. Khởi động: để dẫn dắt vào bài, người dạy cần phải áp dụng nhiều kỹ thuật, phương pháp khác nhau. Để gây chú ý cho người học thì thuyết trình là chưa đủ. Khi có được tâm thế tích cực thì người học sẽ chú tâm học ...

THIẾT KẾ GIÁO ÁN TÍCH HỢP

Với bài dạy tích hợp, người dạy cần phải biên soạn giáo án tích hợp. Cho dù là giáo án nào thì cũng cần phải biên soạn theo mẫu được quy định và thống nhất (trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp). Giáo án tích hợp chắc chắn có những điểm khác so với giáo án lý thuyết và giáo án thực hành. 1. Tên bài / Tên công việc: phải bắt đầu bằng động từ cụ thể. Ví dụ tên bài dạy / Tên công việc: Hàn thép tấm. Với tên bài học này, HSSV nghề Hàn sẽ phải học, hoàn thành và sau khi xong bài này thì có thể hàn được thép tấm. Trong nghề Hàn, người học phải hàn được thép, inox,…và nếu giải quyết được các công việc đó thì sẽ giảm bớt lo lắng về việc làm sau khi tốt nghiệp. Học nghề là để giải quyết các công việc. 2. Mục tiêu: khác với bài dạy lý thuyết và bài dạy thực hành, bài dạy tích hợp, người học được học lý thuyết và được thực hành trong 1 buổi học. Cho nên, mục tiêu trong bài dạy tích hợp khi thiết lập phải đủ 3 thành tố: Kiến thức; Kỹ năng; Năng lực tự chủ và trách nhiệm. Học lý thuyết, người h...

THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỰC HÀNH

Học nghề thì chủ yếu là thực hành, thực tập. Thời gian thực hành và thực tập chiếm đến 70% thời gian của cả khóa học. Với bài dạy thực hành sẽ có giáo án thực hành tương ứng. Vậy, khi biên soạn giáo án thực hành, cần quan tâm đến những điều gì? 1. Tên bài: vì là bài dạy thực hành, dạy để giải quyết công việc, nên tên bài phải bắt đầu bằng động từ cụ thể. Đó có thể là: Sửa chữa máy bơm nước. Qua tên bài, có thể dễ dàng xác định được ngay công việc cần phải thực hiện. Tên bài trong bài dạy thực hành cũng chính là tên công việc mà người học phải thực hiện trong buổi học hôm đó. 2. Mục tiêu: Vì là bài dạy thực hành, nên phần kiến thức, lý thuyết, người học đã học ở những buổi học / giờ học trước. Chính vì vậy, mục tiêu có thể không có thành tố về kiến thức để yêu cầu người học phải đạt được. Mục tiêu trong bài dạy thực hành thường bao gồm 2 thành tố: kỹ năng; năng lực tự chủ và trách nhiệm. 3. Quy trình thực hiện: khi người học thực hành, tức là giải quyết 1 công việc theo quy t...

THIẾT KẾ GIÁO ÁN LÝ THUYẾT

Trước khi bắt đầu buổi giảng, người dạy cần phải biên soạn giáo án. Cho dù là giáo án nào thì nó cũng phải thể hiện tiến trình lên lớp của người dạy. Bên cạnh đó, giáo án thể hiện các hoạt động của người dạy và người học. Bởi vì, dạy học là hoạt động 2 chiều và cần có sự phối hợp, trao đổi, chia sẻ, thảo luận,… Để soạn giáo án lý thuyết, người dạy cần lưu ý: 1. Tên bài: với bài dạy lý thuyết, bài dạy thường là những thông tin tổng quan, giới thiệu chung, khái niệm, định nghĩa,…Như vậy, tên bài có thể là: Giới thiệu chung về luật giao thông đường bộ ở Việt Nam. Tên bài có thể bắt đầu bằng động từ cụ thể hoặc danh từ,… 2. Mục tiêu: trong dạy học, mục tiêu gồm 3 thành tố: Kiến thức; Kỹ năng; Năng lực tự chủ và trách nhiệm (Thái độ). Tuy nhiên, vì là bài dạy lý thuyết nên có thể sẽ không có phần thực hành, thực tập, thực hiện bài tập. Vì vậy, mục tiêu trong bài dạy lý thuyết (giáo án lý thuyết) có thể không có thành tố về kỹ năng. 3. Nội dung: trong bài dạy lý thuyết, nội dung đ...

THIẾT KẾ NỘI DUNG BÀI DẠY TÍCH HỢP

1. Giống như nội dung bài dạy thực hành, nội dung bài dạy tích hợp cũng phải thuộc chương trình mô đun (thuộc chương trình đào tạo của nghề). Với mỗi nghề, chương trình đào tạo bao gồm các môn học và nhiều mô đun thực hành nghề. Với bài dạy lý thuyết, nội dung bài dạy thuộc chương trình môn học. Với bài dạy thực hành và tích hợp, nội dung các bài dạy thuộc chương trình mô đun thực hành nghề. 2. Gắn với công việc cụ thể: học nghề là học cách giải quyết vấn đề, làm việc, thực hiện quy trình để hoàn thành công việc; dạy nghề là dạy cách giải quyết vấn đề, hướng dẫn người học thực hiện quy trình,…Như vậy, nội dung bài dạy và quy trình đều phải hướng đến công việc, gắn kết vào công việc, không lan man, mơ hồ. Khi người học giải quyết được các công việc cụ thể khi học, thì có thể giải quyết các công việc ở doanh nghiệp, nhà máy sau khi tốt nghiệp. 3. Bài dạy tích hợp gắn kết lý thuyết và thực hành. Vì vậy, trong bài dạy tích hợp phải có lý thuyết liên quan . Lý thuyết ở đây là lý thu...

BÀI TÍCH HỢP

Bên cạnh bài dạy lý thuyết và bài dạy thực hành, thì trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp hiện nay, còn có bài dạy tích hợp. Để có thông tin tổng quan về bài dạy này, chúng ta cần lưu ý những thông tin sau: 1. Dạy lý thuyết và thực hành: như vậy, bài dạy tích hợp là bài dạy cả lý thuyết và thực hành cho người học. Đây có thể hiểu cơ bản là việc kết hợp 2 loại bài dạy riêng lẻ là bài dạy lý thuyết và bài dạy thực hành.   2. Dạy lý thuyết trước, thực hành sau: Trong thực tế, khi triển khai thực hiện bài dạy tích hợp, người dạy sẽ tiến hành dạy lý thuyết trước để người học có thông tin, kiến thức. Tiếp đến, người học biết được quy trình, quan sát người dạy thao tác mẫu và thực hành theo quy trình để giải quyết công việc. Phần kiến thức lý thuyết thường ngắn gọn, để áp dụng vào công việc trong buổi dạy / buổi học hôm đó. 3. Dạy cách giải quyết công việc: trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, có được kỹ năng nghề (tay nghề) để giải quyết công việc là quan trọng nhất với từng ngườ...

THIẾT KẾ NỘI DUNG BÀI DẠY THỰC HÀNH

Bài dạy thực hành là bài dạy nhằm hướng dẫn người học giải quyết công việc, hình thành kỹ năng nghề (tay nghề). Để thiết kế, biên soạn bài dạy thực hành, người dạy cần lưu ý: 1. Bài dạy phải thuộc chương trình mô đun: với bài lý thuyết, nội dung thuộc chương trình môn học, thì bài thực hành, nội dung thuộc chương trình mô đun. Khi đề cập đến “mô đun”, tức là nghiêng về thực hành. Lý thuyết cho mô đun là có, nhưng không nhiều. Như vậy, mô đun ở đây là mô đun thực hành nghề, thuộc chương trình đào tạo của nghề. 2. Phù hợp với quy trình: nếu như nội dung bài dạy lý thuyết là cung cấp những thông tin, thì bài dạy thực hành phải có quy trình. Người dạy xây dựng quy trình để giải quyết 1 công việc và tất nhiên phải gắn với nội dung học tập. Một quy trình gồm nhiều bước và trong quá trình học, người học cần tuân theo quy trình để giải quyết công việc. 3. Các bước công việc logic: người dạy là người xây dựng quy trình gồm nhiều bước để giải quyết 1 công việc. Với mỗi công việc, có t...

BÀI THỰC HÀNH

Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp, bài thực hành và thực hành / thực tập đóng 1 vai trò rất quan trọng. Người học thực hành, thực tập để giải quyết các công việc trong chương trình học, gắn với thực tế nghề nghiệp và hình thành kỹ năng. Từ đó, người học có thể giải quyết được các công việc sau khi tốt nghiệp. Thời gian thực hành và thực tập trong 1 chương trình đào tạo bậc trung cấp hoặc cao đẳng chiếm khoảng 70% thời gian. Như vậy, người học có khá nhiều thời gian để thực hành từ cơ bản đến nâng cao và thực tập tại doanh nghiệp để có tay nghề (kỹ năng nghề). 30% thời gian còn lại là học lý thuyết. Vậy, bài thực hành trong đào tạo nghề gồm những loại bài nào và người dạy cần quan tâm điều gì với bài thực hành? 1. Bài thực hành cơ bản; nâng cao; sản xuất; luyện tập riêng: Ngoài những bài thực hành để giải quyết công việc cơ bản, công việc nâng cao, còn có những bài thực tập sản xuất (gắn kết với sản xuất, tạo ra sản phẩm thực tế). Bên cạnh đó, bài luyện tập riêng là những bài t...

THIẾT KẾ NỘI DUNG BÀI DẠY LÝ THUYẾT

Trong 1 tiết dạy ( 45 phút) hay trong 1 buổi dạy vài tiết, thì nội dụng dạy học đóng vai trò quan trọng nhất của buổi dạy / tiết dạy. Cho dù, có rất nhiều điều để người dạy chia sẻ, trao đổi, kể cả những chuyện “ngoài lề”. Nhưng, nội dung dạy học là cần thiết nhất. Người học cũng cần nội dung học tập vì thông tin khác, họ có thể tìm ở các nguồn khác nhau. Với bài dạy lý thuyết, nội dung chắc chắn là những thông tin, kiến thức. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp, lý thuyết của nghề là phần quan trọng mà người học phải học. Khi chuẩn bị nội dung bài dạy lý thuyết, người dạy cần lưu ý: 1. Thuộc chương trình môn học: Như vậy, nội dung lý thuyết phải gắn với chương trình đào tạo, môn học. Mỗi nghề sẽ có kiến thức lý thuyết khác nhau. Cho nên, không thể lấy kiến thức nghề này để dạy cho học sinh học nghề khác. 2. Nội dung phù hợp: Ở đây, phù hợp với năng lực người học. Người dạy với năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm, sẽ xác định được kiến thức nào phù hợp. Người dạy biến khó t...