Nếu như trong cuộc sống và
trong công việc, mỗi người đều cần có những mục tiêu. Vậy thì, trong dạy học, mỗi
tiết dạy / từng giờ dạy / trong 1 buổi dạy học cũng cần đến mục tiêu.
Mục tiêu trong dạy học nên
được viết theo “SMART”. Cụ thể là:
1. Specific
(cụ thể): trong thực tế , nhiều người vẫn đang nhầm giữa “mục đích”
và “mục tiêu”. Nếu như “mục đích” khi được đề cập vẫn còn rất chung chung. Ví dụ:
Mục đích của việc học tiếng Anh là để nghe, hiểu. Vậy thì khi chuyển sang “mục
tiêu” cần phải rất cụ thể. Ví dụ: Mục tiêu của việc học tiếng Anh là để thi đạt
điểm IELTS 7.0 và tìm học bổng, du học. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp, mục
tiêu cần cụ thể vì bài dạy gắn với hoạt động, thực hành, không mơ hồ, chung
chung.
2.
Measurable (đo lường được): khi đã đặt mục tiêu, thì đích đến /
kết quả phải đo lường cụ thể được. Đó có thể là những con số cụ thể và như vậy
thì không được chung chung, phải rõ ràng. Đo lường được trong dạy học sẽ là điểm
số, kết quả bằng số. Đo lường được trong dạy nghề là những sản phẩm, công việc đã
hoàn thành hoặc hoàn thành đến mức độ nào. Ví dụ, mục tiêu dạy học trong bài Chiên
cơm dương châu, chính là sau khi học xong có thể chiên được món cơm này và thành
quả là dĩa cơm chiên của từng người học.
3.
Achievable (khả thi): mục tiêu trong giáo dục (nói chung) và
trong giáo dục nghề nghiệp (nói riêng) khi xây dựng, khi thiết lập cần tính đến
việc người học có thể thực hiện được. Và tất nhiên, nếu người học không thể thực
hiện được thì mục tiêu xây dựng không vừa sức với người học. Ví dụ, học ngoại
ngữ là 1 quá trình chứ không thể “ngày một, ngày hai” và đặt ra mục tiêu có được
chứng chỉ quốc tế trong thời gian rất ngắn. Nếu mục tiêu quá sức với người học
thì chắc chắn người học không thể thực hiện được.
4.
Realistic (thực tế): trong dạy học, trong công việc và trong
cuộc sống, mục tiêu đều cần đến tính thực tế, gắn với thực tế để giải quyết công
việc. Cho nên, nếu cho rằng, mục tiêu là bay lên vũ trụ hay đi vào sao hỏa thì đó
không phải là mục tiêu. Đó là điều ước, là mong muốn. Trên thế giới, đã có người
bay vào vũ trụ nhưng nó không phải là số đông. Mục tiêu dạy học gắn với từng công
việc, từng bài học.
5. Timely (giới hạn thời gian): như vậy, mục tiêu gắn với thời gian, chứ không thể thực hiện mãi, học mãi và không thấy được kết quả, không có thành tích.
Vui lòng xem Video Clip tại đây:
https://www.youtube.com/watch?v=lLNADUHmvTw&t=437s
Nhận xét
Đăng nhận xét