Thiết lập mục tiêu bài dạy,
xây dựng mục tiêu học tập,…là những công việc rất quan trọng. Mục tiêu như là “kim
chỉ nam” để người học hướng đến, hành động và đạt được kết quả trong học tập. Người
dạy cũng cần quan tâm đến mục tiêu để giảng dạy, chia sẻ và giúp người học đạt được
mục tiêu của bài / của công việc.
Để xây dựng mục tiêu
trong học tập và cụ thể hơn là xây dựng mục tiêu cho từng giờ dạy, từng bài dạy,…thì
rất cần đến quy trình khi xây dựng. Đó là:
1. Xác định
kiến thức mà người học cần đạt được. Học xong 1 bài, người học
phải có thông tin, phải thu nhận được những kiến thức,…chứ không chỉ học cho
xong giờ học đó. Vậy, kiến thức của bài, của công việc mà người học cần đạt được
khi kết thúc buổi học là gì? Nó không lan man, dàn trải mà là rõ ràng, cụ thể để
áp dụng khi giải quyết công việc.
2. Xác định
mức độ kỹ năng cần đạt được. Là người đi trước, trải
qua công việc, có kinh nghiệm,…nên chính người dạy là người xác định kỹ năng người
học cần đạt được sau khi xong công việc. Từ đó, người dạy xây dựng mục tiêu. Qua
thực hành, thực tập, người học có thể hình thành được kỹ năng nghề nghiệp.
3. Xác định
mức độ tự chủ, trách nhiệm của người học với công việc.
Người học không chỉ nhớ thông tin, có kiến thức và làm được. Trong thời đại công
nghiệp và công nghệ, người học cần phải tích cực để học tập, làm việc. Bên cạnh
đó, học tập và làm việc với lòng đam mê, nhiệt huyết, trách nhiệm và tự học để
thành công. Như vậy, mục tiêu trong từng bài, người dạy nên hướng đến vấn đề này.
Người học thay đổi dần để trở thành người “vừa hồng, vừa chuyên”.
4. Lựa chọn
động từ phù hợp với các thành tố khi viết mục tiêu. Khi
xây dựng mục tiêu, phải bắt đầu bằng động từ cụ thể. Nhưng, là những động từ nào?
Việc này lại tiếp tục cần đến kinh nghiệm của người dạy để chọn được những động
từ phù hợp.
5. Xây dựng
mục tiêu cho bài dạy / công việc. Sau khi đã xác định được
từng thành tố để xây dựng mục tiêu và các động từ phù hợp thì người dạy tiến hành
viết mục tiêu bài dạy. Người dạy viết để người học có thể đạt được. Người học là
“nhân vật chính” trong quá trình dạy học. Cho nên, cần nghĩ về họ, xác định đúng,
xây dựng đúng,..để họ thành công trong học tập, cũng chính là thành công trong
giảng dạy của người dạy.
Vui lòng xem Video Clip tại đây:
https://www.youtube.com/watch?v=g6u_UC83ujU&t=171s
Nhận xét
Đăng nhận xét