Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2021

QUY TRÌNH XÂY DỰNG MỤC TIÊU HỌC TẬP

Thiết lập mục tiêu bài dạy, xây dựng mục tiêu học tập,…là những công việc rất quan trọng. Mục tiêu như là “kim chỉ nam” để người học hướng đến, hành động và đạt được kết quả trong học tập. Người dạy cũng cần quan tâm đến mục tiêu để giảng dạy, chia sẻ và giúp người học đạt được mục tiêu của bài / của công việc. Để xây dựng mục tiêu trong học tập và cụ thể hơn là xây dựng mục tiêu cho từng giờ dạy, từng bài dạy,…thì rất cần đến quy trình khi xây dựng. Đó là: 1. Xác định kiến thức mà người học cần đạt được. Học xong 1 bài, người học phải có thông tin, phải thu nhận được những kiến thức,…chứ không chỉ học cho xong giờ học đó. Vậy, kiến thức của bài, của công việc mà người học cần đạt được khi kết thúc buổi học là gì? Nó không lan man, dàn trải mà là rõ ràng, cụ thể để áp dụng khi giải quyết công việc. 2. Xác định mức độ kỹ năng cần đạt được. Là người đi trước, trải qua công việc, có kinh nghiệm,…nên chính người dạy là người xác định kỹ năng người học cần đạt được sau khi xong công...

VIẾT MỤC TIÊU BÀI DẠY

Để triển khai dạy học, người dạy cần phải thực hiện rất nhiều công việc trong quá trình chuẩn bị dạy học. Căn cứ vào năng lực người học ở thời điểm hiện tại, người dạy thiết lập mục tiêu cho bài sẽ dạy. Xây dựng mục tiêu để sau khi học xong, người học có khả năng đạt được. Đó là điều quan trọng nhất. 1. Mục tiêu bài dạy gồm 3 thành tố: Kiến thức; Kỹ năng; Thái độ (Năng lực tự chủ và trách nhiệm). Ở đây, có thể hiểu, mong muốn của người dạy dành cho người học sau khi học xong bài là gì. Người học có khả năng đạt được những kiến thức gì? Bên cạnh đó, người học hình thành được kỹ năng nào sau khi học xong bài? Và, một phần không thể thiếu chính là thái độ của người học với công việc, trách nhiệm của người học trong quá trình học tập và thực hành đạt đến đâu? 2. Các thành tố trong mục tiêu phải bắt đầu bằng động từ cụ thể. Dạy nghề luôn gắn với những hoạt động cụ thể. Cho nên, mục tiêu dạy học không thể chung chung, thiếu rõ ràng. 3. Không viết mục tiêu dạy học trong lĩnh vực Giáo ...

THIẾT LẬP MỤC TIÊU DẠY HỌC

Nếu như trong cuộc sống và trong công việc, mỗi người đều cần có những mục tiêu. Vậy thì, trong dạy học, mỗi tiết dạy / từng giờ dạy / trong 1 buổi dạy học cũng cần đến mục tiêu. Mục tiêu trong dạy học nên được viết theo “SMART”. Cụ thể là: 1. Specific (cụ thể): trong thực tế , nhiều người vẫn đang nhầm giữa “mục đích” và “mục tiêu”. Nếu như “mục đích” khi được đề cập vẫn còn rất chung chung. Ví dụ: Mục đích của việc học tiếng Anh là để nghe, hiểu. Vậy thì khi chuyển sang “mục tiêu” cần phải rất cụ thể. Ví dụ: Mục tiêu của việc học tiếng Anh là để thi đạt điểm IELTS 7.0 và tìm học bổng, du học. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp, mục tiêu cần cụ thể vì bài dạy gắn với hoạt động, thực hành, không mơ hồ, chung chung. 2. Measurable (đo lường được): khi đã đặt mục tiêu, thì đích đến / kết quả phải đo lường cụ thể được. Đó có thể là những con số cụ thể và như vậy thì không được chung chung, phải rõ ràng. Đo lường được trong dạy học sẽ là điểm số, kết quả bằng số. Đo lường được tron...

LẬP KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Dạy học nói chung và dạy học trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp nói riêng đều rất cần đến sự chuẩn bị. Khi người dạy chuẩn bị chu đáo, đầy đủ và kể cả dự trù được những tình huống sư phạm có thể diễn ra trong giờ học thì thành công khi giảng dạy là điều sẽ đến. Chuẩn bị kỹ sẽ mang đến sự tự tin cho người dạy. Trong giáo dục nghề nghiệp, giảng dạy và học tập luôn gắn với đồ dùng, phương tiện, trang thiết bị dạy học, xưởng thực hành. Vì vậy, công tác chuẩn bị dạy học cần phải đầy đủ để người học được thực hành, thực tập và hình thành kỹ năng nghề nghiệp. Người dạy cần có 1 kế hoạch để chuẩn bị dạy học. Áp dụng “Công thức” 5W1H2C5M để chuẩn bị ·        5W (Why?; What?; Who?; When?; Where?) Người dạy cần xác định và trả lời được các câu hỏi: Tại sao dạy bài này? Dạy nội dung gì? Dạy cho ai? Khi nào dạy? Dạy ở đâu? Tất cả các câu hỏi này đều quan trọng và cũng là để định hình trước khi tiến hành dạy học. Người dạy tự hỏi, tìm hiểu và trả lời để từ đó ...

TẠI SAO PHẢI CHUẨN BỊ DẠY HỌC?

Chuẩn bị dạy học hay thiết kế dạy học là nhiệm vụ mà mỗi giáo viên / giảng viên nói chung, giáo viên / giảng viên trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp nói riêng phải thực hiện. Cho dù đã có nhiều năm giảng dạy thì cũng cần cập nhật thông tin, kiến thức, có thêm những kỹ năng mới để hỗ trợ, hướng dẫn cho người học. Nếu là một người dạy còn rất ít kinh nghiệm thì việc chuẩn bị càng cần thiết và quan trọng. Cụ thể hơn: 1. Chuẩn bị để người dạy tự tin trong giảng dạy. Bởi vì, nếu không chuẩn bị hoặc thiếu đi sự chuẩn bị thì trong quá trình giảng dạy có thể sẽ “thiếu trước, hụt sau”. Và, điều này ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy rất nhiều. Dạy nghề khác với dạy phổ thông. Đó là điều chắc chắn. Cho nên, nếu không chuẩn bị thì chỉ có bảng, phấn và thật khó để hướng dẫn thực hành cho người học. 2. Chuẩn bị để người học có thể học tốt. Rõ ràng là như vậy. Cho dù, việc học phụ thuộc vào người học có cố gắng hay không. Nhưng, không thể không kể đến vai trò của người dạy dù hiện nay đang t...