Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

QUY TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC STEM

Trong dạy học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, người dạy cần kết hợp nhiều phương pháp, hình thức tổ chức dạy học khác nhau, trong đó cần sử dụng các phương pháp kích thích tư duy, hứng thú và tính chủ động của người học đồng thời rèn luyện và phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức các môn học giải quyết các tình huống thực tiễn cho người học. Người dạy cần tổ chức dạy học dự án để dạy học tích hợp STEM nhằm tăng cường tính chủ động, kích thích sự tìm tòi, khám phá các tình huống thực tiễn mới qua sự định hướng, tổ chức, điều chỉnh, hướng dẫn, giúp đỡ của người dạy để kiến tạo kiến thức mới, kinh nghiệm mới cho bản thân. · Xác định vấn đề: giao nhiệm vụ cho người học (hoạt động tìm hiểu thực tiễn, công nghệ), giúp người học phát hiện vấn đề, làm rõ tiêu chí của sản phẩm. · Xác định mục tiêu: cung cấp tài liệu khoa học và hướng dẫn người học thực hiện (hoạt động nghiên cứu, tiếp nhận kiến thức), giúp người học tiếp thu được kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu cần đạt của chương trìn...
Các bài đăng gần đây

NHỮNG YÊU CẦU KHI XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ STEM

Dựa vào nhu cầu thực tiễn của cuộc sống mà người học cần khám phá, kết hợp với nội dung kiến thức chương trình các môn học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, người dạy có thể xây dựng được rất nhiều chủ đề dạy học STEM. Tuy nhiên khi lựa chọn xây dựng và thực hiện các chủ đề STEM người dạy cần lưu ý phải đảm bảo những yêu cầu sau: Đảm bảo mục tiêu học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp nhìn chung chính là giúp cho học viên có thể nắm được những kỹ năng cơ bản nhất để có thể thực hiện được những công việc, nghề nghiệp cần thiết trong xã hội. Để từ đó, họ có thể vận dụng vào đời sống xã hội, tự tìm kiếm được việc làm và nuôi sống bản thân gia đình. Tránh trường hợp thất nghiệp từ đó gây ra những tệ nạn cho xã hội như trộm cướp, cướp giật, giết người cướp tài sản…. Đảm bảo phù hợp năng lực của người học: Khi tổ chức dạy học hoặc hoạt động trải nghiệm cần đảm bảo tính phù hợp với năng lực của người học. Xây dựng một chủ đề STEM luôn có chuỗi các vấ...

THIẾT KẾ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC

Kiểm tra và đánh giá là một khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học. Kiểm tra đánh giá có mối liên hệ khăng khít với nhau, trong đó kiểm tra là phương tiện còn đánh giá là mục đích. Không thể đánh giá mà không dựa vào kiểm tra. Thi là một hình thức kiểm tra có tầm quan trọng đặc biệt và cho điểm là dạng đánh giá phổ biến xác định bằng định lượng trình độ của người học. Mục đích cơ bản là xác định số lượng và chất lượng của sự giáo dục và học tập nhằm kích thích người dạy dạy tốt và người học tích cực tự lực để đạt kết quả tốt. Nguyên tắc đánh giá trong giáo dục STEM là bám sát nguyên tắc đánh giá năng lực chung: · Đánh giá bám sát mục tiêu phát triển năng lực. · Đánh giá quá trình kết hợp với đánh giá kết quả. Đánh giá quá trình thông qua quan sát trực tiếp, thông qua sản phẩm của quá trình. Đánh giá kết quả thông qua sản phẩm cuối cùng, thông qua bài kiểm tra. · Đánh giá của người dạy sử dụng cả các kết quả tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng Kế hoạch và tài liệu dạy...

LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC DẠY HỌC STEM

●  Xác định vấn đề: giao nhiệm vụ cho người học (hoạt động tìm hiểu thực tiễn, công nghệ), giúp người học phát hiện vấn đề, làm rõ tiêu chí của sản phẩm. ● Nghiên cứu kiến thức nền: cung cấp tài liệu khoa học và hướng dẫn NGƯỜI HỌC thực hiện (hoạt động nghiên cứu, tiếp nhận kiến thức), giúp NGƯỜI HỌC tiếp thu được kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu cần đạt của chương trình. ● Giải quyết vấn đề: người học được hướng dẫn để đề xuất các giả thuyết khoa học, giải pháp giải quyết vấn đề; rút ra các hệ quả có thể kiểm chứng, lựa chọn giải pháp khả thi; thiết kế thí nghiệm kiểm chứng, thiết kế mô hình hoặc mẫu thử nghiệm; tiến hành thí nghiệm kiểm chứng/chế tạo mô hình hoặc mẫu thử nghiệm; phân tích số liệu thực nghiệm, thử nghiệm và đánh giá; rút ra kết luận khoa học, hoàn thiện mô hình hoặc mẫu thiết kế. Lập kế hoạch tổ chức dạy học STEM tuân theo quy trình kỹ thuật, nhưng các bước trong quy trình có thể không cần thực hiện một cách tuần tự mà thực hiện song song, tương hỗ lẫn nha...

THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ STEM

Bước 1: Lựa chọn nội dung dạy học Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương trình môn học và các hiện tượng, quá trình gắn với các kiến thức đó trong tự nhiên, xã hội; quy trình hoặc thiết bị công nghệ ứng dụng kiến thức đó trong thực tiễn để lựa chọn nội dung của bài học. Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết Xác định vấn đề cần giải quyết để giao cho người học thực hiện sao cho khi giải quyết vấn đề đó, người học phải học được những kiến thức, kỹ năng cần dạy trong chương trình môn học đã được lựa chọn hoặc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã biết để xây dựng bài học. Bước 3: Xây dựng tiêu chí của sản phẩm/giải pháp giải quyết vấn đề Xác định rõ tiêu chí của giải pháp/sản phẩm làm căn cứ quan trọng để đề xuất giả thuyết khoa học/giải pháp giải quyết vấn đề/thiết kế mẫu sản phẩm. Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học - Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học được thiết kế theo các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực với các hoạt động học bao hàm các ...